Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Yếu tố nào giúp cân bằng dinh dưỡng cho trẻ ?


  
 Yếu tố nào giúp cân bằng dinh dưỡng cho trẻ ?

Phải làm sao để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, trước hết bạn nên lưu ý năng lượng khuyến nghị theo lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lý; cũng như cân đối giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng tiêu hao...
"Sinh con đã khó, nuôi con càng khó hơn”, đó là tâm lý chung của các bậc phụ huynh có con dưới 6 tuổi tại các đô thị lớn hiện nay. Việc trẻ ăn nhiều loại thực phẩm dù đủ các chất dinh dưỡng nhưng vẫn không tăng cân, hoặc tăng cân đến mức có nguy cơ béo phì vì ăn liên tục những món yêu thích khiến nhiều phụ huynh đau đầu.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên gia về dinh dưỡng, việc thiếu hay thừa năng lượng đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng thể béo phì. PGS TS Phạm Văn Hoan, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết để xác định cân đối năng lượng phải đảm bảo 4 yếu tố. Trong đó, trẻ cần đủ nhu cầu năng lượng khuyến nghị theo lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lý. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, nhu cầu năng lượng cho trẻ 2-3 tuổi là 1.180Kcal một ngày; trẻ 4-6 tuổi cần 1.470Kcal và trẻ 7-9 tuổi cần 1.825Kcal một ngày. Khẩu phần ăn với các loại thực phẩm quá cao về năng lượng có thể làm mức năng lượng cao vượt quá mức khuyến nghị, gây ra tình trạng trẻ thừa cân béo phì hoặc cơ thể không khoẻ do không được cung cấp đa dạng dưỡng chất, vi chất cần thiết.
yếu tố cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

Dung nạp nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng như váng sữa vượt mức năng lượng theo khuyến nghị về độ tuổi của trẻ sẽ không cân bằng dinh dưỡng gây ra tình trạng trẻ thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đối tỷ trọng của 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng P:L:G (Protein:Lipid:Glucid). Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam thì tỷ lệ năng lượng được khuyến cáo cho trẻ (%) giữa Protein:Lipid:Glucid là 15:20-25: 65-60, có nghĩa là nếu khẩu phần ăn có 15% protein cần có tỷ lệ lipid tương ứng từ 20 đến 25% và glucid là 65 hoặc 60%. Để đảm bảo mức cân đối này, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn (thường có nhiều chất béo); các loại váng sữa quá giàu năng lượng; không uống các loại nước ngọt có ga; hạn chế bánh kẹo, đường, kem.
Thứ 3 là cân đối giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng tiêu hao: Khi năng lượng ăn vào bằng năng lượng tiêu hao (chủ yếu cho các hoạt động thể lực), cơ thể sẽ khỏe mạnh, phát triển bình thường. Khi năng lượng ăn vào thấp hơn năng lượng tiêu hao sẽ dẫn đến hậu quả suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu năng lượng ăn vào vượt mức năng lượng tiêu hao quá nhiều, hậu quả sẽ là thừa cân, béo phì.
Điều cuối cùng, cha mẹ nên cân đối năng lượng giữa các bữa ăn và sắp xếp thời gian ăn hợp lý. Theo đó, bạn có thể phân bố năng lượng hợp lý cho các bữa ăn: 30% năng lượng cho bữa sáng, 35% năng lượng cho bữa trưa, 25% năng lượng cho bữa tối và 10% năng lượng cho bữa phụ.
yếu tố cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

Cân đối hợp lý khẩu phần ăn là điều cha mẹ nên làm để con trẻ được phát triển toàn diện.
Để giúp trẻ phát triển lành mạnh và toàn diện, cha mẹ cần quan tâm đến sự cân đối năng lượng cung cấp khi cho trẻ ăn với 4 nhóm chất: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên bổ sung những bữa ăn phụ với thực phẩm như sữa chua mỗi ngày để trẻ tiêu hoá tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Sữa chua trộn hoa quả, hoặc sữa chua có bổ sung chất xơ sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Dinh dưỡng mùa hè cho bé


Dinh dưỡng mùa hè cho bé

Đã không ít các bà mẹ trẻ phải lo lắng về dinh dưỡng mùa hè cho bé yêu của mình vì đây là khoảng mùa thời tiết rất oi bức. Vì thế, khi chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp các bé vừa có cảm giác ngon miệng mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho các bé.
dinh dưỡng mùa hè cho bé
Đối với trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.

Mùa hè là thời điểm các bé thường được vui chơi nhiều hơn, tiêu hao nhiều năng lượng hơn bình thường. Để giúp các bé quen dần với các món ăn, cung cấp dưỡng chất, tăng khả năng đề kháng của cơ thể trước những yếu tố bất lợi của thời tiết, cần chú ý cung cấp cho bé một khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng trong những ngày hè oi bức giúp các bé tránh được một số bệnh trong mùa nắng nóng.      
Việc cân bằng hợp lý giữa các nhóm thực phẩm khác nhau là cần thiết. Ngoài ra, bé cũng cần được cung cấp thêm vitamin và uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé diễn ra tốt hơn.      

Các nhóm thực phẩm cần thiết       
Các mẹ nên cho trẻ ăn các nhóm đa dạng khác nhau để đảm bảo các chất cần thiết cho các bé        
-    Nhóm tinh bột: Có nhiều trong các thực phẩm như: gạo, bắp, bột ngũ cốc, khoai, mì... 
-   Chất đạm, sắt: Có nhiều trong cá, thịt gà, thịt bò, tôm, cua, trứng...
-    Chất xơ: có nhiều ở rau xanh và trái cây. Các loại rau xanh và trái cây rất tốt cho việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng như hệ tiêu hóa của trẻ. Chất xơ giúp bé không bị táo bón. Mẹ có thể cho bé ăn nhiều loại rau có giá trị dinh dưỡng cao và mát như: rau ngót, rau dền, rau muống, các loại đậu...
-    Chất béo: Trong thời kỳ này, cần chú ý cho bé ăn thêm dầu mỡ, tuy nhiên nên cho bé ăn ít, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến việc trẻ ngán hoặc có nguy cơ tăng cân, béo phì.
dinh dưỡng mùa hè cho bé
-   Nên cho bé ăn nhiều chất xơ nhằm tránh tình trạng táo bón cho trẻ

- Vitamin:  Vào mùa hè các vitamin B1, B2, B6, C trong cơ thể bé tiêu hao nhanh chóng  do bé vận động nhiều. Vì vậy, cần bổ sung lượng vitamin này kịp thời cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn các loại trái cây như: dứa, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ,…       
Các loại vitamin A có tác dụng tránh thiếu nước, khô da, tránh táo bón cho trẻ thường có trong các loại củ, quả như: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ,… Trái cây không chỉ là nguồn cung cấp khá nhiều vitamin, dưỡng chất và chất xơ cho các bé mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa hè

- Nước uống: Vào mùa hè, bé thường ra nhiều mồ hôi, dễ mất nước, dễ mắc các bệnh ngoài da như mụn, rôm sảy. Do đó việc bổ sung nước cho bé sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể các bé tốt hơn cũng như tránh các bệnh ngoài da do nắng nóng.   

Cho bé uống đủ nước và uống làm nhiều lần trong ngày.  Nếu bé lười uống nước, ngoài nước lọc, cha mẹ có thể có nhiều cách cung cấp nước cho trẻ như: cho bé uống sữa, sinh tố, sữa chua, nước ép trái cây, ăn thêm canh... Tuy nhiên, các mẹ cũng tuyệt đối không cho bé uống các nước quá lạnh.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ, khẩu phần của bé để bé có thể hấp thu thức ăn tốt nhất mà không ảnh hưởng đến tiêu hóa. Dưới đây là một số lưu ý:        
-    Nên chế biến thức ăn thành nhiều món đa dạng để bé có cảm giác ngon miệng hơn.          
-    Các món ăn phải đảm bảo tươi mát và sạch sẽ để tránh các bệnh về đường ruột.
-    Các nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như rau xanh cần cho bé ăn nhiều hơn so với ngày thường để cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung thêm chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.  
-   Cho trẻ ăn từng ít một và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
-    Các thức ăn của bé cần phải được nấu chín, không để quá lâu ngoài trời nóng, vừa ảnh hưởng đến dinh dưỡng vừa khiến trẻ dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.